TÀI NGUYÊN PHI SINH VẬT VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN VÙNG VEN BIỂN THANH HÓA


Tài nguyên phi sinh vật ven biển Thanh Hóa có tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản.

Tài nguyên khí hậu ven biển Thanh Hóa đã đóng góp cho phát triển kinh tế và hoạt động của con người, tài nguyên này hiện nay chưa bị tác động bởi các hoạt động của con người bởi các hoạt động công nghiệp.

Tài nguyên đất và nước ven biển Thanh Hóa nhìn chung vẫn còn khá nhiều tiềm năng cho phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, và công nghiệp, hiện rất thiếu quy hoạch cụ thể và các khu dành cho phát triển công nghiệp chỉ dừng lại ở công nghiệp địa phương, công nghiệp mang tầm Quốc gia có khu kinh tế Nghi Sơn.

Tài nguyên khoáng sản đang ở dải ven biển có phải kể đến như đá vôi, titan, zircon (trong ilmenit và monazit xa khoáng), và vật liệu xây dựng (đá ốp lát), tuy vậy quy mô trữ lượng ở cấp độ địa phương, hơn nữa các loại hình khoáng sản này nằm ở các vị trí nhạy cảm (nằm ở các khu du lịch), khi khai thác ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Cùng với tài nguyên khác, tài nguyên du lịch nhân văn có triển vọng hoạt động phát triển trong tương lai, hầu hết các giá trị hiện có chưa khai thác khai thác xứng với tiềm năng của nó, tuy vậy để có những khai thác loại tài nguyên ngày cần thiết phải có những quy hoạch, phát triển chi tiết và đầu tư xứng đáng cho loại hình này góp phần tăng nhanh đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.


PHÂN BỐ NGUỒN TÀI NGUYÊN PHI SINH VẬT VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở VEN BIỂN THANH HÓA


1. Nguồn tài nguyên khí hậu

Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, các yếu tố khí hậu thể hiện hai mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô, về số liệu quan trắc khí hậu theo mạng lưới quan trắc quốc gia ở các huyện ven biển không có, ở tỉnh Thanh Hóa có 3 trạm quan trắc thuộc mạng lưới của tỉnh là Như Xuân, Hồi Xuân, và T.P. Thanh Hóa, trong đó Như Xuân và Hồi Xuân là hai trạm nằm ở miền núi của Thanh Hóa, trong đó trạm của TP. Thanh Hóa không nằm trên các huyện ven biển nhưng có khoảng cách gần với dải ven biển, chúng tôi chọn số liệu của trạm này để đánh giá các đặc điểm khí hậu ở dải ven bờ. Các thành phần của tài nguyên khí hậu được mô tả ở những phần dưới đây dựa trên niên giám thống kê của Thanh Hóa năm 2011.

1.1. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí ở dải ven biển thay đổi theo các tháng trong năm và theo mùa, mùa có nhiệt độ cao là mùa nóng trùng với mùa mưa, kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 9 hằng năm. Nhiệt độ không khí cao nhất vào các tháng 6, tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1 và 2 (hình 1). Nhiệt độ nóng nhất vào các tháng trùng với các tháng nóng nhất của Bắc Bộ.

1.2. Độ ẩm không khí

Độ ẩm trong không khí thường cao, độ ẩm dao động 74 - 91%, các tháng có độ ẩm cao nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Những tháng này trùng với điều kiện thời tiết nồm ở miền bắc, độ ẩm cao là khoảng thời tiết giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa (hình 2).

1.3. Lượng mưa


Lượng mưa các tháng trong năm dao động từ 1,8 - 726,9 mm/tháng, tổng lượng mưa cả năm dao động 1890,5 - 2062,5 mm/năm. Các tháng mưa nhiều kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm (hình 3), những tháng này có nhiệt độ không khí cao, lượng mưa cao và là những tháng du lịch diễn ra ở một số nơi của dải ven biển Thanh Hóa.



Hình 1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng tại trạm Tp. Thanh Hóa




Hình 2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng tại trạm Tp. Thanh Hóa




Hình 3. Lượng mưa các tháng tại trạm Tp. Thanh Hóa

1.4. Số giờ nắng

Số giờ nắng trên dải ven biển nhiều thường tập trung vào các tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Số giờ nắng trung bình các tháng dao động từ 4 – 229 h/tháng. Tổng số giờ nắng trong năm 1214 - 1463 h/năm.




Hình 4. Số giờ nắng các tháng tại trạm Tp. Thanh Hóa


2. Nguồn tài nguyên đất

Tổng diện tích đất ở ven bờ Thanh Hóa của các huyện Nga Sơn có diện tích: 144,95 km2, Hậu Lộc có diện tích 141,50 km2, Hoằng Hóa 202,2 km2, Sầm Sơn có diện tích 17,9 km2, Quảng Xương có diện tích 198,2 km2 và Tĩnh Gia có diện tích 450 km2. Diện tích của các huyện ven biển Thanh Hóa khoảng 1 154,8 km2. Ở mỗi huyện ven biển, diện tích đất được sử dụng vào các mục đích khác nhau từ nuôi trồng thủy sản đến công nghiệp. Trong đất ven biển có 3 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa nhóm này chiếm diện tích lớn 191 216 ha, nhóm đất mặn chiếm diện tích 21 456 ha, nhóm đất cát chiếm diện tích 20 247 ha.

2.1. Đất ngập nước ven biển


Đất ngập nước ở ven bờ là nguồn tài nguyên quan trọng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong đó có nuôi trồng thủy hải sản, du lịch nghỉ dưỡng, và bảo tồn. Các huyện và thị xã ven biển Thanh Hóa đã sử dụng loại tài nguyên này vào mục đích du lịch như các bãi tắm ở thị xã Sầm Sơn, cụm du lịch sinh thái biển ở Hải Tiến – huyện Hoằng Hóa, Hải Hòa và Nghi Sơn của huyện Tĩnh Gia.
Ngoài ra đất ngập nước còn được sử dụng cho nuôi trồng thủy - hải sản  loại hình này phân bố ở vùng cửa các lạch, bãi bồi…đã mang lại nguồn thu đáng kể cho địa phương. Hiện chưa có những thống kê chi tiết về hiện trạng và diện tích sử dụng đất ngập nước của từng huyện ven biển Thanh Hóa. Tổng diện tích cho nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn 5201 ha năm 2005 đến năm 2011 diện tích này 5219 ha, con số này chưa phản ánh hết được diện tích và vai trò của đất ngập nước ven biển nhưng là những vấn đề cần được quan tâm hơn nữa để có khả năng quy hoạch sao cho hợp lý và phục vụ tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Riêng ven biển Sầm Sơn, diện tích các ao và hồ và mặt nước chuyên dùng khoảng 300 ha; riêng mặt nước cho nuôi trồng thủy sản 166,6 ha năm 2005 và đến 2010 diện tích này còn 159,4 ha.

Có lẽ đất ngập nước ven các cửa sông, lạch là một trong nguồn tài nguyên có ý nghĩa cho phát triển kinh tế xã hội cho các huyện ven biển, chúng được mô tả chi tiết từng cửa sông dưới đây.

Đất ngập nước Cửa sông Lèn

Là cửa sông nằm giữa 2 huyện Hậu Lộc và Nga Sơn, vùng này bên cạnh chịu ảnh hưởng của sông Lèn còn chịu nhiều ảnh hưởng của sông Đáy, là vùng bồi tụ khá mạnh nên luồng lạch ở đây không sâu và các thuyền có công suất lớn gia vào khó khăn. Hai bên cửa sông Lèn có phân bố rừng ngập mặn khá nhiều và khoảng cách giữa 2 mép rừng khoảng 200 -210m, là nơi kênh dẫn nước biển vào sâu trong đất liền giúp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển mạnh ở hai huyện Hậu Lộc và Nga Sơn, do rừng ngập mặn phát triển mạnh ven cửa sông là là nơi cư trú cho các loài sinh vật và là nơi cung cấp nguồn giống cho dải ven biển.

Biển Sầm Sơn




Hình 5. Các loại hình đất ngập nước ven biển Thanh Hóa


Hình 6 . Đất ngập nước ở Cửa Lèn của sông Đò Lèn

ven biển huyện Nga Sơn và huyện Hậu Lộc

Đất ngập nước Cửa Lạch Trường

Là cửa sông của sông Trường Giang, gần khu vực cửa một bên là dãy núi Trường bên cạnh là vung bờ lõm kéo dài từ cửa sông Lèn xuống cửa Lạch Trường, là cung bờ lõm và lạch nước sâu có nhiều thuận lợi cho các tàu ra vào. Bên ngoài rìa cửa có một số các bãi cát ngầm, chúng vừa là những khó khăn khi các tàu ra biển nhưng cũng là cồn cát phá sóng giúp cho tiêu các năng lượng sóng khi mà sóng vỗ bờ, Cửa Lạch trường là chỗ tránh bão tốt cho các tàu thuyền. Trên các bãi triều cát, vùng đất ngập nước có thành phần bùn pha cát là nơi tập trung nuôi ngao của ngư dân


Hình 7. Đất ngập nước ở Cửa Lạch Trường của 

sông Trường Giang ven biển huyện Hậu Lộc

Đất ngập nước Cửa Hới

Là cửa lớn nhất đổ ra biển của hệ thống sông Mã, cửa Hới có vai trò rất lớn trong cung cấp nguồn bồi tích ven bờ, là cửa lớn nhất ở ven biển Thanh Hóa, nơi đây là luồng ra vào chính của các tầu thuyền có khả năng vươn khơi lớn nhất của dải ven biển Thanh Hóa.


Hình 8. Đất ngập nước ở Cửa Hới của sông Mã

ven biển thị xã Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa

Bên ngoài cửa là các bãi bồi ven sông được sử dụng để nuôi trồng thủy sản mang lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân khu vực này.

Đất ngập nước Cửa Lạch Ghép

Lạch Ghép là cửa của sông Yên nằm trên danh giới địa phận của huyện Quảng Xương với Tĩnh Gia, là một cửa rất quan trọng góp phần cho các nghề nuôi trồng thủy sản và đánh bắt của 2 địa phương này, cả một đoạn bờ biển khá dài từ Sầm Sơn xuống đến Lạch Ghép mới thấy cửa Lạch Ghép, chúng là nơi lưu trú cho các tàu thuyền khi đánh bắt về, giảm thiểu nhiều rủi do cho các tàu cá khi có giông bão, bên trong cửa sông này nhiều đầm nuôi, nhiều thảm rừng ngập mặn phân bố sâu phía lục địa ở 2 rìa bờ sông. Lạch Ghép có bề rộng của khá lớn từ 700 - 1100m, dài khoảng 1200 m là cửa có cấu tạo khá đẳng hướng trên nền trầm tích đệ tứ.


Hình 9. Đất ngập nước ở Cửa Lạch Ghép của sông Yên

ven biển Quảng Xương và Tĩnh Gia

Đất ngập nước Cửa Lạch Bạng

Cửa Lạch Bạng là cửa của sông Bạng nằm trên huyện Tĩnh Gia, là cửa biển cho các tàu thuyền có thể gia vào thuận lợi, vào sâu trong lục địa thì lòng sông nông có kiểu lòng của sông miền núi.
Vị trí cửa biển khá thuận lợi 1 bên là núi có cấu tạo từ đá trầm tích của hệ tầng Đồng Đỏ có tuổi Trias thượng còn 1 bên là đồng bằng của sông Bạng. Khu vực cửa biển có những thuận lợi cho các tàu bè neo trú có độ rộng khoảng 130 m đến 210 m và kéo dài gần 1 km.


Hình 10. Đất ngập nước ở Cửa Lạch Bạng của

sông Bạng ven biển huyện Tĩnh Gia

2.2. Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để trồng trọt với các loại cây như lúa, ngô, và các loại cây công nghiệp khác được mô tả dưới đây.

Diện tích trồng cây lương thực có hạt (cây lúa, ngô) và các cây có củ (sắn và khoai lang), cây công nghiệp (lạc, vừng, đay, cói, mía, đậu tương, thuốc lá) của các huyện được thể hiện trong bảng 1. Trong đó hai huyện có diện tích trồng cây có hạt nhiều nhất là Quảng Xương và Hoằng Hóa; với các cây có củ là sắn và khoai lang thì Tĩnh Gia chiếm tỷ trọng lớn; cây công nghiệp lớn nhất là Nga Sơn và Tĩnh Gia (bảng 1).

2.3. Đất đô thị

Ven biển Thanh Hóa đất đô thị được sử dụng lớn nhất tại thị xã Sầm Sơn, đây là khu vực có phát triển từ rất lâu và là khu nghỉ dưỡng và thị xã Sầm Sơn gia đời 1981 nhưng phát triển du lịch thì đã hơn 100 năm, ngày nay tại tất cả các huyện đều có 1 ít thị trấn.

Tại đó diện tích không nhiều nhưng là nơi mà mật độ dân cư khá đông, tại các huyện có các thị trấn như Hậu Lộc có diện tích 2,62 km2, thị trấn Quảng Xương 1,16 km2, thị trấn Bút Sơn 1,90 km2, thị trấn Tĩnh Gia có diện tích 1,42  km2, thị trấn Nga Sơn có diện tích 1,11 km2. Và thị xã Sầm Sơn là cấp đô thị loại 3 có 4 phường và 1 xã diện tích xấp xỉ 17,89 km2.

Bảng 1. Diện tích đất nông nghiệp trồng các loại cây lương thực có hạt và
củ năm 2011 tại các huyện ven biển Thanh Hóa

TT

Huyện

Cây lương thực có hạt (nghìn ha)

Khoai lang (ha)

Sắn (ha)

Cây công nghiệp (ha)

1

Nga Sơn

10,6

426,0

-

4987,0

2

Hậu Lộc

12,5

505,0

7,0

1687,0

3

Hoằng Hóa

20,3

706,0

-

3081,0

4

TX. Sầm Sơn

0,5

144,0

-

98,0

5

Quảng Xương

21,7

666,0

7,0

2525,0

6

Tĩnh Gia

12,1

2298,0

134,0

6582,0

2.4. Đất công nghiệp

Đất sử dụng cho công nghiệp để hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp thì ven biển Thanh Hóa có khu kinh tế Nghi Sơn được xây dựng năm 2006 là khu kinh tế tổng hợp gồm có công nghiệp cảng, xi măng, hóa dầu.... Diện tích của khu kinh tế 18 611,8 ha, tính đến thời điểm 2011 có 30 trên 48 dự án được thu hồi đất có tổng diện tích  2 171 ha .

Các cụm công nghiệp nhỏ tại các huyện đã được hình thành tính tại thời điểm năm 2011 các huyện ven biển khác có cụm công nghiệp như Quản Tiến (Sầm Sơn) với diện tích 20 ha, cụm công nghiệp Tiên Trang (Quảng Xương) 38 ha, cụm công nghiệp liên xã thị trấn (Nga Sơn) 7 ha..

Nhận xét, tài nguyên đất ven biển Thanh Hóa khá rồi rào, diện tích đất tại các huyện khá rõ nhưng những vấn đề về quy hoạch sử dụng đất chưa có nhiều, để phát huy hết các tiềm năng cần có các quy hoạch chi tiết và phát triển cơ sở hạ tầng của các huyện ven biển.



Hình 11. Cảng Nghi Sơn Thanh Hóa


3. Nguồn tài nguyên nước

Tài nguyên nước ven biển Thanh Hóa gồm 2 nguồn nước chủ yếu là nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất, đáng kể nhất là nguồn nước mặt trong các ao hồ, sông và ven bờ. Tài nguyên nước dưới đất được nhân dân sử dụng trong các hệ thống giếng khoan hoặc đào.

3.1. Nước mặt

Nước mặt là nguồn tài nguyên bao gồm nước trong hệ thống sông Mã có tất cả 90 nhánh sông các loại. Về đến vùng đồng bằng đều hợp lưu vào sông Mã sau đó lại chia ra một số nhánh và đổ ra biển có các sông phân bố từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia gồm các sông Lèn, sông Trường Giang, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng.

Tài nguyên nước mặt của hệ thống sông trên tài nguyên nước mặt còn có trong các đầm hồ ven biển và nước biển ven bờ, tài nguyên nước mặt có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội như sử dụng cho sinh hoạt, cho nuôi trồng thủy sản, cho du lịch tắm biển…



Hình 12. Nước mặt phân bố trong các sông ven biển Thanh Hóa.

Nước mặt do hệ thống sông Mã có lưu lượng trung bình 19,0 triệu m3/năm, nước về mùa lũ lưu lượng chiếm 75 % cả năm.  Sông Lèn có lưu lượng khoảng 2,25 triệu m3/năm, sông Trường Giang có lưu lượng 1,90 triệu m3/năm, sông Mã sấp sỉ 14 triệu m3/năm, sông Yên, sông Lạch Bang. Một số chỉ tiêu môi trường nước mặt trong các sông của các huyện ven biển được thống kê trong bảng 2.

Nước mặt quan trắc ven bờ nhiều năm cho thấy chất lượng nước vùng ven bờ khá tốt cho sử dụng nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Bảng 2. Chất lượng nước mặt tại một số điểm ven biển Thanh Hóa

Thông số

Đơn vị

Gũ –Nga Sơn

Cầu phao Bút Sơn – Hoằng Hóa

Cửa Hới -Sầm Sơn và Hoằng Hóa

COD

mg/l

4,8

9,8

7,8

BOD

mg/l

3,4

7,3

5,6

NO3-

mg/l

0,12

1,45

5,8

SS

mg/l

169

1630

25640

Cd

mg/l

<0,001

<0,001

0,001

As

mg/l

<0,01

<0,01

<0,01

Coliform

MPN/ml

179

150

120

3.2. Nước dưới đất

Tài nguyên nước dưới đất ven biển Thành hóa phân bố trong 2 kiểu là nước trong các trầm tích bở dời hoặc gắn kết yếu có tuổi holocen và pleistocen.

Tầng chứa nước holocen thượng phân bố trong các trầm tích có nguồn gốc sông, biển, gió biển. Chúng có bề mặt địa hình cao từ 3-5m và dọc theo các sông ven biển. Thành phần thạch học của tầng chứa nước là các lớp cát xen lẫn cuội, sỏi, cát pha, sét pha. Bề dày của tầng chứa nước dao động từ 1,5 – 16,0m, mực nước dưới nước này đôi khi bị ảnh hưởng của thủy triều, và dao động theo mùa. Kết quả thống kê dưới đây cho toàn bộ nước của đồng bằng Thanh Hóa nó bao gồm cả 5 huyện và thị xã Sầm Sơn, đây là nguồn nước không có áp lực và cung cấp bởi nước mưa, và nước mặt kết quả tính toán dựa trên quan trắc diện tích chứa nước 517 km2, trữ lượng động 203 732 m3/ngày, trữ lượng tĩnh tự nhiên 258 000 000 m3/ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng 211 487 m3/ngày.

Tầng chứa pleistocen bị phủ bởi tầng chứa nước holocen. Thành phần vật chất của tầng chứa nước cấu tạo thành 2 lớp, lớp trên là cát, sạn sỏi; lớp dưới là cuội, sỏi cát được ngăn cách nhau bằng lớp sét và sét cát dày từ 2 - 4m, phân bố không liên tục. Chiều dày ở tầng này dao động khác nhau tại mỗi vùng, ở Sầm Sơn dày 15,9 - 57,8m, tầng nước này phân bố ở sâu nên mực nước ổn định từ 0,2 - 4,0m, tầng nước này cũng bị thay đổi theo năm và ven biển có thể ảnh hưởng của thủy triều tại các vùng ven biển. Diện tích tích của tầng nước này theo tính toán 1 489 km2, trữ lượng động tự nhiên 347 026 m3/ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng 413 000 m3/ngày.

Để đánh giá được chất lượng nước, việc sử dụng các quy chuẩn quốc gia cho năm 2008 đánh giá, hiện trạng nước dưới đất trong tầng holocen có hiện tượng các chất ô nhiễm nitơ ở dạng nitơrít (NO2-), và nitơrát (NO3­‑); amoni (NH4+) có hàm lượng thấp đôi chỗ có dấu hiệu vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn. Nhóm các kim loại khảo sát trong nước tầng này có thủy ngân, asen, chì, crôm, mangan, sắt; thấy các nguyên tố kim loại thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, trong đó đáng lưu ý có hiện tượng  sắt và mangan đôi chỗ có hàm lượng cao. Tầng nước này có những dấu hiệu cho thấy các coliform vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nếu như sử dụng cho nước sinh hoạt cần chú ý loại chỉ tiêu này.

Chất lượng nước tầng  pleitocen có các thông số chất ô nhiễm nitơ ở dạng nitơrít (NO2-), và nitơrát (NO3­‑); amoni (NH4+) , trong đó các nhóm có hàm lượng các chất ô nhiễm từ quan trắc trong các mẫu có từ 10,9 % số mẫu trong tổng số các mẫu vượt tiêu chuẩn đối với thông số nitơrít và 19,5 % số lượng các mẫu vượt ngưỡng với thông số amoni (NH4+). Với các nguyên tố kim loại thủy ngân, asen, mangan, crôm, chì và sắt được quan trắc thì mangan và sắt có hàm lượng khá cao vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép và phân bố chủ yếu ở Hậu Lộc. Với các hợp chất khác, như phenol và cyanua khá an toàn. Vi sinh vật trong nước tầng này cho thấy coliform vượt ngưỡng tiêu chuẩn là khá cao, sấp xỉ 70% số mẫu quan trắc vượt ngưỡng với thông số này.

Nhìn chung các thông số chất lượng nước dưới đất ở vùng ven biển cần chú ý với các thông số chất lượng nước như sắt, mangan và coliform ở 2 nguồn nước này vào mục đích sử dụng nước sinh hoạt.



4. Nguồn tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa thì phong phú nhưng ở ven biển Thanh Hóa thì ít về kiểu loại và trữ lượng của các loại khoáng sản đều ở quy mô mức độ địa phương , chi tiết từng loại khoáng sản được nêu dưới đây.

4.1. Khoáng sản phi kim loại

Khoáng khoáng sản phi kim loại ở vùng ven biển Thanh Hóa gồm các loại khoáng sản như sét gạch ngói, cát xây dựng, cát thủy tinh, đôlômít và vật liệu xây dựng.

Sét sử dụng làm gạch ngói và công nghiệp xi măng phân bố ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương và Tĩnh Gia. Chúng đều có quy mô từ vừa đến nhỏ, phần lớn là quy mỏ nhỏ và đều là mỏ có nguồn gốc trầm tích. Đây là loại khoáng sản phân bố phổ biến ở các huyện ven biển, và chúng hiện đang được khai thác phục vụ công nghiệp địa phương.

Đá vôi xây dựng và đá vôi xi măng phân bố ở khu vực Nghi Sơn của huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương, chúng đều có nguồn gốc trầm tích, quy mô đều là các mỏ nhỏ. 

Đôlômít chỉ duy nhất xuất hiện ở Quảng Xương phía sâu ở lục địa trữ lượng của mỏ này thuộc loại nhỏ.
Cát xây dựng và cát thủy tinh phân bố chủ yếu ở huyện Tĩnh Gia, và là mỏ có nguồn gốc trầm tích và có trữ lượng nhỏ và hiện đang đưa vào khai thác. Ngoài ra cát xây dựng còn phân bố ở dưới biển ở độ sâu 20-30m, chúng có diện tích khoảng 204,6 km2.

Fenspat phát hiện ở Sầm Sơn và Hoằng Hóa trong các đá của hệ tầng Nậm Cô và phức hệ Mường Lát. Tuy nhiên loại này nằm ở vị trí khó khai thác hoặc khai thác sẽ làm ảnh hưởng đến các loại tài nguyên khác vì nằm ở vị trí nhạy cảm.

Phốtphorít phát hiện ở huyện Tĩnh Gia, chủ yếu là có nguồn gốc phong hóa, quy mô của mỏ nhỏ.

4.2. Khoáng sản kim loại

Khoáng sản kim loại ven biển của Thanh Hóa đáng kể phải kể đến các loại khoáng sản sa khoáng như ilmenit, sắt Ilmenit thường phân bố trên các thể cát dọc ven biển Thanh Hóa và trong các cồn cát ven biển, tính đến nay trữ lượng ước tính khoảng 73 000 tấn, được sử dụng để làm công nghiệp que hàn. Nhìn chung trữ lượng của loại khoáng sản này so với trữ lượng ở các tỉnh ven biển là không lớn. Phân bố loại khoáng sản này ở Sầm Sơn và Quảng Xương và ở quy mô phát hiện ở các điểm quặng.

Sắt là mỏ kim loại phân bố ở Hậu Lộc và Tĩnh Gia, chúng đều có nguồn gốc phong hóa và có ở quy mô từ điểm quặng đến mỏ nhỏ.

Phần dưới nước còn phát hiện các thân sa khoáng của các loại khoáng sản Ti-Zr trong các khoáng vật chủ yếu là ilmenit, zircon. Tuy vậy các thân quặng này chưa đánh giá được trữ lượng.



5. Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn

Thanh Hóa có 102 km chiều dài bờ biển với các đảo nhỏ phía ngoài là vùng có nhiều vùng đẹp có thể khai thác các thành các khu nghỉ dưỡng, tắm biển, hiện tại có 1 số bãi tắm đã và đang đưa vào khai thác như bãi biển Sầm Sơn, ở Hải Tiến ven biển huyện Hoằng Hóa, Hải Hòa ven biển huyện Tĩnh Gia khu vực gần vùng biển Nghi Sơn.

Thanh Hóa là vùng đất là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và văn hóa, truyền thuyết như Thành Nhà Hồ, khu di tích Lam Sơn, Lăng Bà Triệu, Động Từ Thức,… Là vùng ven biển ở mỗi huyện phải kể đến như Nga Sơn có động Từ Thức, chùa Tiên, đình Mai An Tiên. Huyện Hậu Lộc với đến thờ Bà Triệu, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh. Thị xã Sầm Sơn có đền Độc Cước, Núi Trường Lệ. Huyên Quảng Xương có khoảng 48 địa danh lớn nhỏ. Với các nhiều tiềm năng về du lịch, nhiều di tích lịch sử, các công trình văn hóa tạo điều kiện thuận lợi cho tài nguyên du lịch có cơ hội phát triển.

5.1. Khu du lịch Hải Tiến

Là khu du lịch biển ở Hải Tiến huyện Hoằng Hóa theo quy hoạch phát triển từ năm 2004 với diện tích 178 ha là khu vực dành cho du lịch – sinh thái biển với các hạng mục chủ yếu gồm các khu rừng phòng hộ, khu du lịch sinh thái, khu biệt thự cao cấp và khách sạn mi li, khu công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí, khu văn hóa thể thao.

Đây là khu du lịch mới được hình thành và đang trên đà xây dựng và phát triển và hiện tuyến du lịch này đã được đưa vào khai thác.


Hình 13. Bãi biển và cơ sở vật chất ở Hải Tiến huyện Hoằng Hóa

5.2. Khu du lịch Sầm Sơn

Khu du lịch Sầm Sơn là vùng phát triển du lịch lớn nhất và lâu đời ở dải ven biển Thanh Hóa và hiện nay là một trong những địa điểm có sức hút đối với du khách ở Miền Bắc, bãi biển Sầm Sơn có 9km gồm các bãi biển ở Quảng Cư, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên các bãi này có đặc điểm chung là rộng và bằng phẳng, sóng vừa phải, nước biển ấm.

Theo quy hoạch thì khu vực Sầm Sơn có quy hoạch du lịch sinh thái Quảng Cư, khu du lịch văn hóa - sinh thái núi Trường Lệ. Ngoài ra ở Sầm Sơn dọc theo sông Mã còn có thể có nhiều tiềm năng làm du lịch sinh thái như là điểm đến mở rộng của khu du lịch Sầm Sơn. Hiện nay khu du lịch Sầm Sơn với cơ sở hạ tầng khá tốt đáp ứng được nhu cầu du lịch của nhân dân dân địa phương và khách đến thăm quan du lịch.


Hình 14. Loại hình du lịch ven biển ở Sầm Sơn

5.3. Khu du lịch Quảng Lợi

Khu du lịch Quảng Lợi nằm ở huyện Quảng Xương là một trong địa điểm du lịch tiềm ẩn chưa được đánh thức, cũng giống như các đặc trưng khác của bãi biển ven bờ Sầm Sơn nơi đây cũng có bãi biển rộng và thoải thuận lợi cho tắm biển với nhiều những nét lợi thế. Nếu tính đến hiện nay thì các dự án cho phát triển du lịch biển ở huyện Quảng Xương phải kể đến khu du lịch ở xã Quảng Lợi, nhìn chung khu du lịch này còn hoang sơ. 


Hình 15. Bãi biển ở Quảng Lợi, Quảng Xương

5.4. Khu du lịch Hải Hòa

Huyện Tĩnh Gia có bờ biển kéo dài 42 km, nơi có khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn với các cụm công trình cho phát triển cho công nghiệp bên cạnh đó có khu du lịch biển Hải Hòa. Bãi biển Hải Hòa có chiều dài 3~4 km và chiều rộng 200 - 300m, nước biển trong xanh, bãi cát không bị lẫn tạp chất hay đá sỏi và tương đối bằng phẳng. Sóng biển và gió biển vừa phải rất thuận lợi cho việc tắm biển của du khách.


Hình 16. Bãi biển ở Hải Hòa, Tĩnh Gia

5.5. Động Từ thức

Động Từ Thức hay còn được gọi với cái tên khác là Động Bích Đào thuộc xã Nga Thiện huyện Nga Sơn ngày ngay, theo truyền thuyết nơi đây là nơi mà Từ Thức đến và gặp Giáng Hương, cảnh sắc nơi đây được ví là động đẹp thứ 6 trong 36 động cõi tiên.


Hình 17. Động Từ Thức huyện Nga Sơn

Động Từ Thức nằm trong vùng núi đá vôi và đã được khám phá từ rất lâu và được các danh nhân đến thăm như: Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quý Đôn, Trịnh Sâm, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… Và ngay tại cửa động, vẫn còn lưu bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn khắc trên một phiến đá - đã mấy trăm năm trôi qua nét chữ vẫn còn sắc. Đây là một trong các địa danh ven biển đã và đang thu hút du khách đến thăm quan.

5.6. Chùa Tiên Sơn

Chùa Tiên Sơn (có người gọi là chùa Tiên) nằm ở xã Nga An huyện Nga Sơn, chùa có khuôn viên với diện tích 3,5ha nằm tựa lưng vào núi đá, có cảnh quan đẹp và yên tĩnh thu hút được du khách thập phương xa gần đến thăm quan, lễ hội chùa Tiên diễn ra vào ngày 14-16 tháng 3 âm lịch hằng năm. Du khách khi thăm và ngắm cảnh có thể tìm thấy nhiều những triết lý của nhà phật ở nơi này (hình 18).

Gần đây được tôn tạo và tu sửa theo quy hoạch của sở văn hóa Thanh Hóa và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.   

Chùa Tiên
Chùa Tiên


Hình 18. Chùa Tiên Sơn huyện Nga Sơn

5.7. Đền thờ Mai An Tiên

Đền thờ Mai An Tiêm nằm tại xã Nga Phú huyện Nga Sơn, ngôi đền nhỏ nằm tựa lưng vào núi cũng có tên núi Mai An Tiêm. Đền thờ Mai An Tiêm được nhân dân ở đây lập nên và gắn chặt với truyền thuyết về Quả Dưa Hấu từ thời các Vua Hùng. Ngày nay Nhân dân ở vùng này thường tổ chức lễ hội đền Mai An Tiêm vào 12 đến 15 tháng 3 âm lịch hàng năm.


Hình 19. Đề thờ Mai An Tiên huyện Nga Sơn

5.8. Đền Thờ Bà Triệu

Đền thờ Bà Triệu nằm trên xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc là nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Chinh, người có công đánh đuổi quân xâm lượng Đông Ngô (Trung Quốc) vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau công nguyên. Ngày nay lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức vào 21-24 tháng 2 âm lịch hằng năm với các tiết mục gắn liền với những nhét văn hóa dân dan như tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh... Bên cạnh đó, còn có các tiết mục văn nghệ dân gian như: trò “Ngô-Triệu giao quân”, hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng .

Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 để tưởng niệm công lao của Bà Triệu. Đến thế kỷ 6, Đền được vua Lý Nam Đế cho xây dựng lại. Cuối thế kỷ 18, đền bắt đầu có diện mạo như ngày nay. Tuy nhiên, Đền không ngừng được tu sửa hàng năm để đáp ứng nhu cầu thăm viếng ngày càng tăng của nhân dân trong và ngoài tỉnh.


Hình 20. Đền thờ Bà Triệu huyện Hậu Lộc

5.9. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh nằm ở làng Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là ngôi chùa cổ, được xây dựng lại từ thời nhà Lý. Hiện nay chùa chính thờ Phật, nhà tiền Đường thờ Lý Thường Kiệt (1019-1105). Theo nhiều tài liệu lịch sử thì chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh có từ trước đời Lý.  Nhân dân góp sức, góp lương san gò lấp trũng, thợ mộc, thợ nề gắng sức trong hơn hai năm, dựng xong chùa vào khoảng cuối năm 1118.


Hình 21. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh huyện Hậu Lộc

5.10. Đền Độc Cước

Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần cùng tên Độc Cước, liên quan đến vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền mang tên Độc Cước (nghĩa là một chân), gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng. 
Đền nằm ở phía Nam của thị xã Sầm Sơn, trên dãy núi Trường Lệ gần khu bãi tắm Sầm Sơn. Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đến thời nhà Lê được được trùng tu lại nhiều lần. Năm 1962, được Nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc Gia.

File:&Dstrok;ền &Dstrok;ộc Cước.JPG
&Dstrok;ền &Dstrok;ộc Cước (Sầm Sơn)


Hình 22. Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn


KHAI THÁC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN PHI SINH VẬT VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN VEN BIỂN THANH HÓA


Mỗi một loại tài nguyên phi sinh vật và Tài nguyên du lịch nhân văn ven biển Thanh hóa đều góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, thiếu nó hoạt động phát triển kinh tế xã hội đều tê liêt. Trong phần này được đánh giá tình hình khai thác và sử dụng vào các mục đích khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và những tác động đến đời sống của con người ở dải ven biển Thanh Hóa


1. Khai thác tài nguyên khí hậu

Ở bất cứ nơi đâu tồn tại con người đều sử dụng tài nguyên khí hậu, ven biển Thanh Hóa cũng vậy, con người sử dụng các dạng tài nguyên khí hậu để phát triển và canh tác sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.

Tài nguyên này không thể lượng giá hết được vai trò và giá trị của nó, chỉ biết rằng nếu thiếu nó tất cả con người, sinh vật nơi đây không tồn tại. Loại tài nguyên này, bên cạnh duy trì các chức năng trên thì các các hợp phần này như nhiệt độ không khí, độ ẩm số giờ nắng đã và đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế các ngành như nông nghiệp, thủy sản và du lịch.

Nếu nhiệt độ không đủ nóng và ấm, số giờ nắng ít thì Sầm Sơn không thể thành khu du lịch tắm biển và tài nguyên sinh vật sẽ ít đa dạng và giàu có. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 9 hằng năm là môi trường lý tưởng đến du khách thăm quan và tắm biển, kinh tế du lịch ven biển chủ yếu vào mùa này.
Theo các tài liệu về nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản thì mùa nóng là mùa có sản lượng nuôi trồng cao nhất trong năm, các loại cây nông nghiệp ven biển cũng là mùa chính. Sản xuất muối diễn ra chủ yếu vào mùa nóng. Thời tiết mùa lạnh gắn với mùa khô có độ ẩm thấp thuận lợi cho các loại cây nông nghiệp thích ứng với điều kiện lạnh.  


2. Khai thác tài nguyên đất

Đất là tài nguyên quý giá để phát triển hầu hết các ngành, đất được sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiêp, công nghiệp và phát triển du lịch..

Ven biển Thanh Hóa còn nhiều những tiềm năng tài nguyên đất cho phát triển kinh tế - xã hội. Tổng diện tích đất ven biển của các huyện được chia ra làm 3 nhóm : nhóm đất phù sa có diện tích 192 216 ha, là loại đất được sử dụng trong trồng trọt đã mang lại thu nhập và nâng cao đời sống của người dân ven biển. Nhóm diện tích đất mặn có diện tích 21 456 ha phân bố sát ven biển được sử dụng vào trồng cói và nuôi trồng thủy sản, và rừng ngập mặn ven biển. Nhóm đất thứ 3 là đất cát phân bố sát ven biển phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Đất được sử dụng cho các cụm công nghiệp chưa nhiều vì hệ thống cơ sở hạ tầng ven biển còn thiếu và chưa đồng bộ, riêng khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn nằm trên huyện Tĩnh Gia là lớn nhất. Tài nguyên đất của các huyện ven biển đã đóng góp rất nhiều vào các mục đích phát triển kinh tế, tuy vậy hiệu quả của việc sử dụng đất chưa cao, hầu hết các huyện sử dụng đất này vào canh tác nông nghiệp, những tiềm năng này cần phải được đánh thức phát triển các quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.

Một số diện tích đất bồi ở các cửa sông ven biển được sử dụng vào nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn đáng kể so với nguồn thu từ các hoạt động nông nghiệp mang lại. Một số huyện ven biển đã sử dụng tài nguyên đất ngập nước vào trồng rừng ngập mặn đã gián tiếp bảo vệ các công trình ven biển, đảm bảo an toàn trước các thiên tai đến từ phía biển.


3. Khai thác tài nguyên nước

Nước mặt ở các huyện ven biển đã được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau như nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn, tưới tiêu cho nông nghiệp và công nghiệp. Nhìn chung chất lượng nước mặt vẫn còn sạch tại các huyên ven biển, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
Nước dưới đất phân bố trong 2 tầng địa chất có tuổi holocen và pleistocen đã có những dấu hiệu ô nhiễm về nitơ tại một số điểm, một số nguyên tố như Fe, Mn có hàm lượng cao trong các tầng nước này. Nếu cấp cho sử dụng nước sinh hoạt và cho con người cần phải tiến hành loại bỏ các chất có hàm lượng cao ảnh ưởng đến sức khoe của con người.


4. Khai thác tài nguyên khoáng sản

Khai thác khoáng sản không phải là thế mạnh của các huyện ven biển Thanh Hóa, hầu hết các đối tượng khoáng sản có quy mô phục vụ công nghiệp địa phương, một số loại khoáng sản không nên khai thác, vì nếu có khai thác sẽ làm ảnh hưởng đến các loại hình tài nguyên khác như titan trên các bãi cát ở Sầm Sơn, các loại đá ốp lát và fenspát ở gần những vùng du lịch.


5. Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
 
Du lịch là ngành được phát triển khá sớm ở Sầm Sơn Thanh Hóa, các điểm khác như Hải Hòa, Hải Tiến, và Quảng Lợi là những điểm tiềm năng của du lịch Thanh Hóa, những điểm này hứa hẹn đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa.

Hiện nay các cơ sở phát triển du lịch đã và đang hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch như Hải Tiến, Hải Hòa và Quảng Lợi, các đầu tư cho phát triển du lịch ở các địa phương đều tăng mỗi năm.

Các tiềm năng khác là các giá trị về tài nguyên nhân văn khác đã và đang phục vụ cho nhân dân ven biển, một phần cho các khai thác du lịch. Các cơ sở này là nơi gìn giữ các giá trị truyền thống của các huyện ven biển, góp phần tạo dựng và gìn giữ các giá trị đạo đức, giá trị nhân văn của con người nơi đây.