.GIF)
MÔI TRƯỜNG THỦY LÝ, THỦY HÓA |
Cùng với xu hướng biến động của nhiệt độ không khí nên nhiệt độ nước biển Thanh Hóa có giá trị cao vào các tháng mùa hè, thấp vào các tháng mùa đông, có một số trạm khảo sát có giá trị nhiệt độ cao hơn GHCP (30oC) vào mùa hè. Nhìn chung, chưa có dấu hiệu ô nhiễm nhiệt ở vùng nghiên cứu.
pH của nước biển Thanh Hóa có tính kiềm yếu, mùa khô pH tăng cao hơn mùa mưa, càng ra xa bờ, khối nước biển chiếm ưu thế nên độ pH càng tăng và ổn định. Tuy nhiên, phát hiện thấy sự suy giảm độ pH trong nước biển vào mùa khô tại mặt cắt VII (độ pH trung bình là 7,66), có lẽ liên quan đến nguồn ô nhiễm hoặc sự pha trộn nước sông ở cửa Lạch Ghép.
Độ muối của nước biển dao động từ 8 – 33‰, độ muối cao và ổn định trong mùa khô. Sự chênh lệch độ muối mặt – đáy cao nhất là 15‰ về mùa mưa và 11‰ về mùa khô. Từ bờ ra khơi, chênh lệch độ muối mặt đáy - cao nhất ở khoảng độ sâu 14m (hình 2).

|

|
(a) |
(b) |
Hình 2. Chênh lệch độ muối tầng M-Đ trong nước biển Thanh Hóa (a) – phân bố theo các mặt cắt, (b) – phân bố từ bờ ra khơi
Độ đục của nước biển Thanh Hóa dao động khá lớn từ dưới 1 FTU đến 461 FTU, đặc biệt dao động lớn trong mùa mưa. Mặt cắt III, vuông góc với khu vực Cửa Hới, có độ đục trung bình cao nhất. Tính toàn vùng, độ đục trung bình mùa mưa là 15 FTU, mùa khô là 8 FTU.
Nước biển Thanh Hóa có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) khá cao, đặc biệt là các khu vực Cửa Hới, Cửa Lạch Ghép, Lạch Bạng. So với GHCP (50mg/l), vào mùa mưa thì các trạm khảo sát ven bờ (đường đẳng sâu 8m) có giá trị TSS lớn hơn giới hạn này.
|
|
a) |
b) |
Hình 3. Hàm lượng TSS trong nước vùng biển Thanh Hóa a) theo các mặt cắt – b) theo các đường đẳng sâu |
.GIF)
CHẤT LƯỢNG NƯỚC |
Mặc dù có lượng chất hữu cơ thấp, giá trị COD trung bình toàn vùng mùa mưa là 1,56 mg/l, mùa khô là 1,79 mg/l, thấp hơn GHCP (3mg/l), nhưng nước biển ven bờ Thanh Hóa có biểu hiện thiếu hụt oxy hòa tan vào mùa mưa, lớp nước đáy. Vào mùa mưa, số lượng các trạm có biểu hiện thiếu hụt oxy hòa tan trong lớp nước đáy khá lớn, chiếm 62,5% (so với GHCP trong QCVN 10:2008 là 5mg/l). Điều này có thể được giải thích do nhu cầu tiêu thụ oxy ở lớp nước đáy lớn hơn so với lớp nước mặt (nhu cầu phân hủy vật chất hữu cơ) nên gây nên khả năng thiếu hụt oxy hòa tan trong nước. Ngoài ra, ở lớp nước đáy, khả năng quang hợp giảm nên lượng oxy hòa tan trong nước cũng thấp.
|
|
a) |
b |
Hình 4. Phân bố nồng độ oxy hòa tan trong nước vùng biển Thanh Hóa a) theo mùa – b) theo các đường đẳng sâu
Nước biển có nồng độ nitrit vượt GHCP (10mg/l) trong mùa mưa, vào mùa khô có 40% số mẫu có nồng độ lớn hơn GHCP. Nước có nồng độ nitrat khá cao, từ 49,3 - 231,4 mg/l. Nồng độ amoni trong nước dao động từ 21,5 µg/l đến 221,7 µg/l, so với GHCP (100mg/l) thì 15,9% số mẫu mùa mưa và 3% số mẫu trong mùa khô có hàm lượng amoni trong nước vượt giới hạn này.
|
|
a) |
b) |
Hình 5. Phân bố nồng độ a) nitrit và b) amoni trong nước vùng biển Thanh Hóa tại các mặt cắt
So với GHCP của Asean (GHCP2: 45 µg/l đối với khu vực cửa sông) thì 9,5% số mẫu vào mùa mưa có giá trị Phosphat lớn hơn GHCP, tập trung ở các mặt cắt phía bắc. Vào mùa khô, hàm lượng phosphate trong nước biển thấp hơn giới hạn này.
Các trạm phía bắc (MC I, II, III, IV) có nồng độ dinh dưỡng nitơ và phospho cao hơn các trạm phía nam. Càng ra xa bờ, nồng độ muối dinh dưỡng trong nước càng giảm.
Nước biển có nồng độ chlorophyll a nằm trong khoảng 3,29 – 9,93 mg/l, thấp hơn GHCP của Hồng Kông (10mg/l). |
.GIF)
CÁC CHẤT Ô NHIỄM |
Nước biển ven bờ Thanh Hóa có hàm lượng dầu trung bình 0,13 mg/l vào mùa mưa và 0,07 mg/l vào mùa khô. So với GHCP trong QCVN (0,2 mg/l đối với các mục đích khác) thì số lượng mẫu có nồng độ dầu trong nước vượt GHCP là 17,46% trong mùa mưa và 7,35% trong mùa khô. Nồng độ dầu giảm mạnh từ bờ ra khơi
|
|
a) |
b) |
Hình 6. Phân bố nồng độ dầu trong nước vùng biển Thanh Hóa a) theo các mặt cắt; b) theo các đường đẳng sâu
Mật độ coliform trong nước dao động khá lớn, từ 0 – 24 000 MPN/100 ml, trong đó các mặt cắt phía nam (từ MC VI – X) và MC III có biểu hiện ô nhiễm coliform trong mùa mưa, trong đó trạm 33 -thuộc MC IX có mức độ ô nhiễm coliform lớn nhất (lớn hơn GHCP 24 lần). Nước biển tầng mặt cũng có mật độ coliform lớn hơn nước biển tầng đáy khoảng 2,1 lần.
|
|
a) |
b) |
Hình 7. Phân bố mật độ coliform trong nước vùng biển Thanh Hóa a) theo các mặt cắt; b) theo các đường đẳng sâu
Nồng độ xyanua trong nước biển thấp, dao động từ 0,44 – 3,3 mg/l, thấp hơn GHCP (5mg/l).
Trong số các kim loại nặng được nghiên cứu là Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As thì nước biển có biểu hiện ô nhiễm As, 55,5% số mẫu trong mùa mưa và 32,3% số mẫu trong mùa khô có giá trị vượt GHCP (10mg/l). Các thông số khác vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo QCVN 10: 2008 đối với nước biển ven bờ.
|
|
a) |
b) |
Hình 8. Phân bố nồng độ Asen trong nước vùng biển Thanh Hóa a) theo các mặt cắt; b) theo các đường đẳng sâu
Tổng dư lượng HCBVTV cơ clo trong nước ven bờ Thanh Hóa dao động từ 10,05 – 97,33 ng/l, trung bình mùa mưa là 19,59ng/l, trung bình mùa khô là 30,58 ng/l. Tổng dư lượng HCBVTV cơ clo cao nhất tại các mặt cắt I, III, VIII và X. So với GHCP, thì nước có biểu hiện ô nhiễm Endrin và các hợp chất 4,4’ DDE, 4,4’ DDD,4,4’ DDT trong đó 50% số mẫu trong mùa khô có nồng độ Endrin lớn hơn GHCP (14ng/l), 27% số mẫu mùa mưa và 76,5 số mẫu trong mùa khô có nồng độ 4,4-DDE lớn hơn GHCP, 11% số mẫu trong mùa mưa và 20,6% số mẫu trong mùa khô có nồng độ 4,4-DDD lớn hơn GHCP, 4,7% số mẫu trong mùa mưa và 8,8% số mẫu trong mùa khô có nồng độ 4,4-DDT lớn hơn GHCP. Không quan sát thấy sự giảm nồng độ từ bờ ra khơi của dư lượng HCBVTV cơ clo trong nước chứng tỏ đây không phải là chất ô nhiễm thường xuyên.
|
|
a) |
b) |
Hình 9. Phân bố dư lượng a) Endrin và b) 4,4‘- DDE trong nước biển vùng ven bờ Thanh Hóa tại các mặt cắt
Tổng nồng độ PCBs trong nước biển Thanh Hóa dao động từ 0,58 – 300,02 ng/l, trong đó mùa mưa nước có biểu hiện ô nhiễm PCBs so với GHCP của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (30ng/l). 93,65% số mẫu trong mùa mưa và 10,3% số mẫu trong mùa khô vượt GHCP. Trạm có nồng độ PCBs cao nhất trong mùa mưa là trạm 9-MC III (khu vực cửa Hới) lớn hơn GHCP 10 lần. Đây cũng không phải là chất ô nhiễm thường xuyên nên không quan sát thấy xu hướng giảm nồng độ từ bờ ra khơi.

Hình 10. Phân bố nồng độ PCBs trong nước biển vùng ven bờ Thanh Hóa
Đánh giá nguy cơ ô nhiễm nước biển ven bờ
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước vùng biển Thanh Hóa, đã sử dụng hệ số tai biến RQ là tỷ lệ nồng độ chất ô nhiễm có trong nước chia cho nồng độ GHCP trong tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn sử dụng ở đây là QCVN 10: 2008 đối với nước biển ven bờ, những thông số không có trong tiêu chuẩn sử dụng tiêu chuẩn Asean đối với phosphate, tiêu chuẩn Hong Kông đối với chlorophyll a và tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đối với tổng PCBs. Khi RQ < 0,75 : nước chưa bị ô nhiễm, 0,75 < RQ < 1 : nước có nguy cơ bị ô nhiễm và RQ > 1 : nước đã bị ô nhiễm. Kết quả tính toán hệ số RQ tại điểm quan trắc Sầm Sơn được trình bày trong các bảng dưới đây. |
Bảng 1. Hệ số tai biến chất lượng nước vùng biển Thanh Hóa mùa mưa
RQ |
MC I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
TB toàn vùng |
TSS |
0,72 |
0,68 |
1,35 |
1,71 |
1,00 |
0,61 |
0,64 |
0,92 |
0,78 |
0,63 |
0,90 |
DO |
1,12 |
0,94 |
0,84 |
0,83 |
0,87 |
0,99 |
0,89 |
0,97 |
0,98 |
1,01 |
0,94 |
COD |
0,73 |
0,62 |
0,50 |
0,57 |
0,60 |
0,48 |
0,42 |
0,49 |
0,42 |
0,49 |
0,53 |
NO2- |
1,84 |
1,69 |
1,32 |
1,22 |
1,13 |
1,32 |
1,33 |
1,31 |
1,40 |
1,34 |
1,39 |
NH4+ |
0,82 |
0,72 |
0,51 |
0,54 |
0,63 |
0,53 |
1,04 |
0,57 |
0,70 |
0,77 |
0,68 |
PO43- |
0,84 |
0,86 |
0,98 |
0,76 |
0,62 |
0,60 |
0,64 |
0,52 |
0,60 |
0,49 |
0,69 |
Chlorophyll a |
0,67 |
0,65 |
0,67 |
0,62 |
0,58 |
0,57 |
0,46 |
0,55 |
0,58 |
0,46 |
0,58 |
Xyanua |
0,34 |
0,40 |
0,40 |
0,17 |
0,46 |
0,29 |
0,47 |
0,27 |
0,49 |
0,24 |
0,35 |
Dầu |
0,74 |
0,46 |
0,71 |
0,60 |
0,55 |
0,68 |
0,79 |
0,90 |
0,58 |
0,46 |
0,65 |
Coliform |
0,05 |
0,03 |
1,08 |
0,14 |
0,74 |
3,69 |
2,03 |
2,41 |
6,69 |
2,41 |
1,93 |
Lindan |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
Aldrin |
0,16 |
0,18 |
0,15 |
0,19 |
0,19 |
0,16 |
0,18 |
0,18 |
0,18 |
0,18 |
0,18 |
Endrin |
0,20 |
0,37 |
0,25 |
0,46 |
0,46 |
0,45 |
0,55 |
0,57 |
0,53 |
0,56 |
0,44 |
DDE |
0,87 |
0,91 |
0,77 |
0,94 |
0,97 |
0,92 |
0,95 |
0,98 |
1,02 |
0,92 |
0,93 |
DDD |
0,63 |
0,00 |
1,01 |
0,43 |
0,89 |
0,83 |
0,77 |
0,96 |
0,85 |
0,86 |
0,72 |
DDT |
0,53 |
0,00 |
0,85 |
0,36 |
0,75 |
0,70 |
0,65 |
0,81 |
0,71 |
0,72 |
0,61 |
Cu |
0,26 |
0,35 |
0,35 |
0,34 |
0,26 |
0,23 |
0,29 |
0,28 |
0,34 |
0,22 |
0,29 |
Pb |
0,03 |
0,03 |
0,03 |
0,02 |
0,02 |
0,01 |
0,02 |
0,02 |
0,03 |
0,02 |
0,02 |
Zn |
0,34 |
0,45 |
0,42 |
0,44 |
0,31 |
0,35 |
0,32 |
0,42 |
0,56 |
0,32 |
0,39 |
Cd |
0,01 |
0,02 |
0,02 |
0,02 |
0,02 |
0,01 |
0,02 |
0,02 |
0,02 |
0,01 |
0,02 |
As |
2,08 |
1,18 |
0,92 |
1,13 |
1,31 |
1,43 |
0,92 |
0,99 |
0,68 |
1,04 |
1,17 |
Hg |
0,47 |
0,43 |
0,50 |
0,38 |
0,32 |
0,34 |
0,23 |
0,27 |
0,19 |
0,33 |
0,34 |
PCBs |
2,23 |
1,50 |
4,50 |
1,67 |
2,25 |
1,66 |
3,24 |
2,46 |
2,91 |
2,14 |
2,46 |
Trung bình |
0,68 |
0,54 |
0,79 |
0,59 |
0,65 |
0,73 |
0,73 |
0,73 |
0,92 |
0,68 |
0,71 |
Bảng 2. Hệ số tai biến chất lượng nước vùng biển Thanh Hóa mùa khô
RQ |
MC I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
TB toàn vùng |
TSS |
0,83 |
0,72 |
0,88 |
0,89 |
0,76 |
0,66 |
0,63 |
0,86 |
0,74 |
0,61 |
0,76 |
DO |
0,80 |
0,78 |
0,80 |
0,76 |
0,85 |
0,77 |
0,76 |
0,78 |
0,75 |
0,77 |
0,78 |
COD |
0,71 |
0,57 |
0,55 |
0,58 |
0,62 |
0,50 |
0,62 |
0,62 |
0,66 |
0,53 |
0,60 |
NO2- |
1,29 |
1,12 |
1,05 |
0,86 |
0,90 |
0,85 |
0,83 |
0,84 |
0,79 |
0,62 |
0,91 |
NH4+ |
0,93 |
0,55 |
0,49 |
0,64 |
0,51 |
0,48 |
0,66 |
0,56 |
0,54 |
0,48 |
0,58 |
PO43- |
0,68 |
0,74 |
0,77 |
0,61 |
0,57 |
0,54 |
0,54 |
0,40 |
0,42 |
0,37 |
0,56 |
Chlorophyll a |
0,57 |
0,60 |
0,55 |
0,62 |
0,56 |
0,50 |
0,48 |
0,48 |
0,51 |
0,43 |
0,53 |
Xyanua |
0,20 |
0,34 |
0,27 |
0,25 |
0,28 |
0,24 |
0,28 |
0,23 |
0,30 |
0,22 |
0,26 |
Dầu |
0,51 |
0,41 |
0,41 |
0,33 |
0,47 |
0,34 |
0,39 |
0,43 |
0,20 |
0,24 |
0,37 |
Coliform |
0,25 |
0,13 |
0,22 |
0,13 |
0,01 |
0,06 |
0,35 |
0,02 |
0,63 |
0,58 |
0,24 |
Lindan |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
Aldrin |
0,35 |
0,24 |
0,33 |
0,25 |
0,24 |
0,24 |
0,25 |
0,28 |
0,20 |
0,27 |
0,26 |
Endrin |
1,81 |
0,83 |
1,43 |
0,92 |
0,82 |
0,80 |
1,04 |
1,15 |
0,58 |
1,07 |
1,04 |
DDE |
1,69 |
1,34 |
2,09 |
1,40 |
1,21 |
1,19 |
1,58 |
1,38 |
1,07 |
1,33 |
1,43 |
DDD |
1,58 |
0,80 |
1,06 |
0,39 |
1,02 |
0,95 |
0,80 |
1,00 |
0,38 |
0,90 |
0,89 |
DDT |
1,34 |
0,67 |
0,89 |
0,32 |
0,86 |
0,80 |
0,67 |
0,84 |
0,32 |
0,76 |
0,75 |
Cu |
0,43 |
0,24 |
0,28 |
0,32 |
0,23 |
0,29 |
0,15 |
0,17 |
0,18 |
0,17 |
0,25 |
Pb |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,00 |
0,01 |
0,01 |
0,00 |
0,01 |
0,02 |
0,01 |
Zn |
0,51 |
0,27 |
0,33 |
0,37 |
0,25 |
0,34 |
0,16 |
0,18 |
0,20 |
0,19 |
0,28 |
Cd |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,00 |
0,01 |
0,01 |
As |
1,62 |
0,92 |
1,09 |
1,22 |
0,88 |
1,13 |
0,61 |
0,66 |
0,71 |
0,67 |
0,95 |
Hg |
0,14 |
0,06 |
0,14 |
0,12 |
0,09 |
0,08 |
0,16 |
0,13 |
0,18 |
0,10 |
0,12 |
PCBs |
0,78 |
0,57 |
0,51 |
0,49 |
0,53 |
0,45 |
0,88 |
0,71 |
0,50 |
0,67 |
0,61 |
Trung bình |
0,74 |
0,52 |
0,62 |
0,50 |
0,51 |
0,49 |
0,52 |
0,51 |
0,43 |
0,48 |
0,53 |
Bảng 3. Hệ số tai biến chất lượng nước vùng biển Thanh Hóa trung bình năm
RQ |
MC I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
TB toàn vùng |
TSS |
0,78 |
0,70 |
1,12 |
1,30 |
0,88 |
0,63 |
0,64 |
0,89 |
0,76 |
0,62 |
0,83 |
DO |
0,93 |
0,85 |
0,82 |
0,79 |
0,86 |
0,87 |
0,82 |
0,86 |
0,85 |
0,88 |
0,85 |
COD |
0,72 |
0,60 |
0,52 |
0,57 |
0,61 |
0,49 |
0,52 |
0,56 |
0,54 |
0,51 |
0,56 |
NO2- |
1,56 |
1,40 |
1,19 |
1,04 |
1,01 |
1,08 |
1,08 |
1,08 |
1,10 |
0,98 |
1,15 |
NH4+ |
0,87 |
0,63 |
0,50 |
0,59 |
0,57 |
0,50 |
0,85 |
0,57 |
0,62 |
0,62 |
0,63 |
PO43- |
0,76 |
0,80 |
0,88 |
0,69 |
0,60 |
0,57 |
0,59 |
0,46 |
0,51 |
0,43 |
0,63 |
Chlorophyll a |
0,62 |
0,63 |
0,61 |
0,62 |
0,57 |
0,53 |
0,47 |
0,51 |
0,54 |
0,45 |
0,56 |
Xyanua |
0,27 |
0,37 |
0,34 |
0,21 |
0,37 |
0,26 |
0,37 |
0,25 |
0,39 |
0,23 |
0,31 |
Dầu |
0,62 |
0,43 |
0,56 |
0,47 |
0,51 |
0,51 |
0,59 |
0,67 |
0,39 |
0,35 |
0,51 |
Coliform |
0,15 |
0,08 |
0,65 |
0,13 |
0,38 |
1,87 |
1,19 |
1,21 |
3,66 |
1,49 |
1,08 |
Lindan |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
Aldrin |
0,26 |
0,21 |
0,24 |
0,22 |
0,21 |
0,20 |
0,21 |
0,23 |
0,19 |
0,22 |
0,22 |
Endrin |
1,01 |
0,60 |
0,84 |
0,69 |
0,64 |
0,62 |
0,79 |
0,86 |
0,56 |
0,82 |
0,74 |
DDE |
1,28 |
1,12 |
1,43 |
1,17 |
1,09 |
1,06 |
1,26 |
1,18 |
1,05 |
1,13 |
1,18 |
DDD |
1,11 |
0,40 |
1,03 |
0,41 |
0,95 |
0,89 |
0,79 |
0,98 |
0,61 |
0,88 |
0,81 |
DDT |
0,93 |
0,34 |
0,87 |
0,34 |
0,80 |
0,75 |
0,66 |
0,83 |
0,52 |
0,74 |
0,68 |
Cu |
0,34 |
0,30 |
0,31 |
0,33 |
0,25 |
0,26 |
0,22 |
0,22 |
0,26 |
0,20 |
0,27 |
Pb |
0,02 |
0,02 |
0,02 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,02 |
0,02 |
0,02 |
Zn |
0,42 |
0,36 |
0,37 |
0,41 |
0,28 |
0,34 |
0,24 |
0,30 |
0,38 |
0,25 |
0,34 |
Cd |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
0,01 |
As |
1,85 |
1,05 |
1,01 |
1,17 |
1,09 |
1,28 |
0,76 |
0,83 |
0,70 |
0,86 |
1,06 |
Hg |
0,31 |
0,25 |
0,32 |
0,25 |
0,21 |
0,21 |
0,19 |
0,20 |
0,19 |
0,21 |
0,23 |
PCBs |
1,50 |
1,04 |
2,50 |
1,08 |
1,39 |
1,05 |
2,06 |
1,59 |
1,70 |
1,40 |
1,53 |
Trung bình |
0,71 |
0,53 |
0,70 |
0,54 |
0,58 |
0,61 |
0,62 |
0,62 |
0,68 |
0,58 |
0,62 |
Từ các bảng 1, 2 và 3 thấy rằng:
Vào mùa mưa: nước biển Thanh Hóa có nguy cơ bị ô nhiễm bởi 4 thông số là TSS, DO (thiếu hụt oxy hòa tan), 4,4 – DDE, 4,4 – DDD và bị ô nhiễm bởi 4 thông số là As, nitrit, coliform và PCBs. Số lượng thông số có nguy cơ ô nhiễm và bị ô nhiễm chiếm 34,7%. Mặt cắt IX có hệ số tai biến cao nhất (RQ = 0,92), tiếp đến là MC III (RQ = 0,79), MC II sạch nhất (RQ = 0,54).
Vào mùa khô, nước có nguy cơ ô nhiễm bởi 5 thông số là TSS, DO (thiếu hụt oxy hòa tan), nitrit, 4,4 – DDD, 4,4 – DDT, và As; nước bị ô nhiễm bởi 2 thông số là Endrin và 4,4’ –DDE. Số lượng thông số có nguy cơ ô nhiễm và bị ô nhiễm chiếm 30,4%. Tính trung bình mặt cắt thì MC I có biểu hiện ô nhiễm nhất (RQ = 0,74, tiếp đến là MC III (RQ = 0,62), MC IX sạch nhất (RQ = 0,43).
Tính trung bình năm thì nước biển có nguy cơ ô nhiễm bởi 3 thông số là TSS, DO (thiếu hụt oxy hòa tan), 4,4’- DDD và bị ô nhiễm bởi 5 thông số là nitrit, coliform, As, 4,4’- DDE và PCBs. Mặt cắt I bị ô nhiễm nhất, tiếp đến là MC III, MC IX. Nước biển tại MC II sạch nhất.
Kết quả quan trắc chất lượng nước biển hàng năm từ 1995 đến 20110 tại trạm Sầm Sơn (Trạm Quan trắc và Phân tích Môi trường biển miền Bắc) cho thấy so với GHCP trong QCVN thì dầu là thông số ô nhiễm thường xuyên ở Sầm Sơn, các thông số COD (biểu thị cho chất hữu cơ), TSS, DO có nguy cơ ô nhiễm. Những thông số khác chỉ có dấu hiệu ô nhiễm theo thời khoảng nhất định. Các năm có RQ trung bình đáng chú ý là năm 2001, 2002, 2003 và 2011.
Các kết quả nghiên cứu chất lượng nước vùng biển Thanh Hóa cho thấy cần phải chú ý tới các nguồn thải ven bờ ở khu vực MCI (huyện Nga Sơn, Hậu Lộc), MC III (khu vực Cửa Hới, thị xã Sầm Sơn) và MC IX ( huyệnTĩnh Gia và nhóm các đảo nhỏ). Vào mùa mưa, nước có nguy cơ bị ô nhiễm hơn mùa khô đặc biệt tại MCIII do trùng với mùa du lịch, nước thải sinh họat của khách du lịch gia tăng. Tại MC IX vào mùa mưa có mật độ coliform trong nước lớn phải chăng liên quan đến nguồn chất thải chăn nuôi gần cạnh.
|
 |
 |
 |
|
|
|