MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

   
   
   


TỔNG HỢP SỐ LIỆU THU THẬP


Qua kết quả phân tích thu thập được cho thấy chất lượng môi trường không khí tại các khu vực dân cư tập trung đã có dấu hiệu ô nhiễm do bụi lơ lửng và các khí CO2; SO2. Đặc biệt tại các khu dân cư gần các nhà máy, khu công nghiệp và cụm công nghiệp ô nhiễm bụi thể hiện rất rõ nét có nơi giá trị đo được vượt GHCP đến 4,2 lần (Đông Hưng - Đông Sơn). Nhìn chung tại 10 khu vực đo thì có đến 8 khu vực nồng độ bụi thu thập được qua các năm đều có biểu hiện vượt GHCP và 3 khu vực chỉ số SO2 vượt GHCP (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, 2009).

Theo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2007. Ô nhiễm tiếng ồn giao thông đô thị phần lớn vào buổi đêm, mức ồn đều dưới hoặc xấp xỉ 70 dBA, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Nhưng vào các giờ cao điểm, mức ồn giao thông dao động từ 70 -75 dBA. Riêng tại đường quốc lộ 1A mức ồn thường xuyên cao, trung bình từ 80 - 85 dBA (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, 2009).


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT


Chất lượng không khí tại thành phố Thanh Hóa

Độ ồn: giá trị dao động từ 58 đến 78,6 dB, trung bình là 72,39dB trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011 và 71,99dB trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. So với GHCP (6h-21h: 70 dB; 21h-6h: 55dB) theo QCVN 26:2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn) thì độ ồn đo đượctại thành phố Thanh Hóa trong 2 đợt quan trắc đều cao hơn các giới hạn này khoảng 1,1 lần.
Nồng độ khí CO: dao động từ 3,74 đến 5,34 mg/m3, trung bình là 4,55 mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011và 4,60 mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. Nồng độ khí CO quan trắc có giá trị thấp nhất vào ốp quan trắc 3 h sáng, giá trị cao nhất lúc 11h-15h. So với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT (30 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ khí CO quan trắc tại thành phố Thanh Hóa thấp hơn GHCP khoảng 6,5 lần.
Nồng độ khí NO2: dao động từ 0,015 đến 0,035 mg/m3, trung bình là 0,0213 mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011 và 0,0307 mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. Nồng độ khí NO2có giá trị thấp nhất vào thời điểm 3h sáng, cao nhất lúc 11h-15h. So với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT (0,2 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ khí NO2 quan trắc tại thành phố Thanh Hóa thấp hơn GHCP khoảng 9,4 lần vào đợt quan trắc tháng 8/2011 và thấp hơn khoảng 6,5 lần vào đợt quan trắc tháng 4/2012.
Nồng độ khí SO2: dao động từ 0,03 đến 0,068 mg/m3, trung bình là 0,046 mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011và 0,0634 mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. Nồng độ khí SO2 có giá trị thấp nhất vào ốp 3h sáng. So với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT (0,35 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ khí SO2 quan trắc tại thành phố Thanh Hóa thấp hơn GHCP khoảng 7,6 lần trong đợt quan trắc tháng 8/2011 và thấp hơn khoảng 5,5 lần trong đợt quan trắc tháng 4/2012.

Nồng độ bụi lơ lửng (TSP): dao động từ 0,15 đến 0,29 mg/m3, trung bình là 0,197 mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011 và 0,253 mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. Nồng độ TSP có giá trị thấp nhất vào ốp 3h sáng. So với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT (0,3 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ bụi lơ lửng quan trắc tại thành phố Thanh Hóa thấp hơn giới hạn cho phép 1,52 lần trơng đợt quan trắc tháng 8/2011 và thấp hơn khoảng 1,2 lần trong đợt quan trắc tháng 4/2012.

Nồng độ bụi Pb trong không khí: dao động từ “không phát hiện” đến 0,0009 mg/m3 thấp hơn nhiều so với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT.

Chất lượng không khí tại khu kinh tế Nghi Sơn

Độ ồn: dao động từ 57,4 đến 85,3 dB, trung bình là 72,07 dB trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011 và 71,17 dB  trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. Độ ồn đo được lúc 11h; 15h cao hơn độ ồn đo được ở các mốc thời gian khác trong ngày. So với GHCP (6h-21h: 70 dB; 21h-6h: 55dB) theo QCVN 26:2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn) thì độ ồn tại khu vực lơn hơn GHCP khoảng 1,05-1,1 lần.

Nồng độ khí CO: dao động từ 3,21 đến 4,25 mg/m3, có giá trị thấp nhất vào lúc 03h sáng. So với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT (30 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ khí CO quan trắc tại Khu kinh tế Nghi Sơn thấp hơn GHCP khoảng 7,7 lần.

Nồng độ khí NO2: dao động từ 0,008 đến 0,024 mg/m3, có giá trị thấp vào lúc 03h. So với GHCP của khí NO2 theo QCVN 05: 2009/BTNMT (0,2 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ khí NO2 quan trắc tại Khu kinh tế Nghi Sơn thấp hơn GHCP từ 11-13 lần.

Nồng độ khí SO2: dao động từ 0,035 đến 0,048 mg/m3, có giá trị thấp vào lúc lúc 03h sáng. So với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT (0,35 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ khí SO2 quan trắc tại Khu kinh tế Nghi Sơn thấp hơn GHCP từ 8-9 lần.

Nồng độ bụi lơ lửng (TSP): dao động từ 0,09 đến 0,25 mg/m3. So với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT (0,3 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ bụi lơ lửng quan trắc tại Khu kinh tế Nghi Sơn thấp hơn GHCP 2 lần vào đợt quan trắc tháng 8/2011 và thấp hơn 1,5 lần vào đợt quan trắc tháng 4/2012.

Nồng độ bụi Pb trong không khí: dao động từ “không phát hiện” đến 0,0006 mg/m3. Nhìn chung nồng độ Pb trong không khí quan trắc tại đây thấp hơn nhiều so với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT.

Đánh giá chung chất lượng không khí qua chỉ số chất lượng không khí (AQI):

Dựa trên chỉ số chất lượng không khí (AQI) có thể thấy chất lượng không khí tại thành phố Thanh Hóa có xu hướng kém hơn so với khu vực khu kinh tế Nghi Sơn, tuy nhiên, các thông số chất lượng không khí vẫn ở mức an toàn như CO, NO2, SO2. Riêng đối với TSP, chỉ số AQI > 50 ở cả 2 khu vực quan trắc cho thấy chất lươngk không khí ở mức trung bình đối với chỉ tiêu TSP.



Hình 19. Chỉ số chất lượng không khí AQI tại thành phố Thanh Hóa và khu Nghi Sơn