 |
.GIF)
1. Cấu trúc hành chính |
Tỉnh Thanh Hóa, một trong 6 tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ, có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có một thành phố (thành phố Thanh Hóa) và hai thị xã (Bỉm Sơn và Sầm Sơn), được nhóm thành hai miền - Miền núi với 11 huyện và Miền xuôi với 16 huyện, thị, trong đó có 6 huyện, thị ven biển (các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn).
Ven biển tỉnh Thanh Hóa có tổng số 48 xã phường, cụ thể:
- Huyện Nga Sơn có 6 xã: Nga Thái, Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Trung và Nga Bạch;
- Huyện Hậu Lộc có 5 xã: Đa Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc và Hòa Lộc;
- Huyện Hoằng Hóa có 9 xã: Hoằng Yến, Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Phú, Hoằng Phong, Hoằng Châu và Hoằng Tân;
- Thị xã Sầm Sơn có 5 xã, phường: các xã Quảng Cư, Quảng tiến, các phường Trung Sơn, Bắc Sơn và Trường Sơn;
- Huyện Quảng Xương có 9 xã: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thạch và Quảng Nham;
- Huyện Tĩnh Gia có 14 xã: Hải Châu, Hải Ninh, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Hải Hòa, Hải Thanh, Hải Bình, Tĩnh Hải, Hải Yến, Hải Thượng, Hải Hà và Nghi Sơn
|
.GIF)
2. Dân số và phân bố dân cư |
Thanh Hóa là một tỉnh đông dân, thường xuyên trên 3,4 triệu người trong thời gian 2001-2011, đứng thứ 3 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khi diện tích tự nhiên chỉ đứng thứ 5. Diện tích đát tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa 11 131,94 km2, dân số năm 2011 đạt 3 412 566 người, trong đó nam chiếm 49, 41 %, tỷ lệ tăng tự nhiên 0,68 % và mật độ trung bình 307 người/km2. Tỉnh Thanh Hóa có tổng số khoảng 2 105 000 lao động, trong đó có 56,30 % số lao động đang làm việc trong các ngành nông-lâm-thủy sản, 20,19 % lao động trong các ngành công nghiệp-xây dựng và 23,51 % trong các ngành dịch vụ.
Bảng 5. Diện tích và dân số các huyện, thị ven biển tỉnh Thanh Hóa năm 2011
Đơn vị hành chính |
Diện tích (km2) |
Dân số (người) |
Mật độ (ng/km2) |
Miền xuôi |
3 137,64 |
2 557 963 |
815 |
Ven biển |
1 230,97 |
1 074 908 |
873 |
Nga Sơn |
158,29 |
136 041 |
859 |
Hậu Lộc |
143,67 |
165 512 |
1 152 |
Hoằng Hóa |
224,73 |
246 864 |
1 098 |
Sầm Sơn |
17,89 |
54 346 |
3 038 |
Quảng Xương |
227,80 |
256 736 |
1 127 |
Tĩnh Gia |
458,29 |
215 409 |
470 |
Miền núi |
7 994,3 |
854 603 |
107 |
Tỉnh |
11 131,94 |
3 412 566 |
307 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2011
Các huyện ,thị ven biển tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên đạt 1 230,97 km2, chiếm 39,22 % diện tích miền xuôi và 11,05 % diện tích toàn tỉnh; tổng dân số 1 074 908 người, chiếm 42,92 % dân số miền xuôi hay 31, 50 % dân số toàn thỉnh nhưng gấp 1.25 lần dân số miền núi; mật độ dân cư trong khoảng 470-3038 người/km2, trung bình đạt 873 người/km 2, cao hơn miền xuôi, cao gấp 2,84 và 8,15 lần trung bình của tỉnh và miền núi. Phân bố dân cư tập trung cao ở vùng bờ biển là đặc điểm chung ở tất cả các tỉnh, thành phố ven biển, nơi có các điều kiện sinh cư thuận lợi trước hết do gắn liền nông nghiệp và thủy sản, nơi có tiềm năng phát triển du lịch, cảng và công nghiệp. Đặc điểm chung hình thái phân bố dân cư ở vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa cũng như ở các tỉnh ven biển khác là dân cư tập trung cao trên các giồng cát (hệ thống các cồn-đụn cát) chạy dọc bờ biển, nơi có nguồn nước ngọt tự nhiên trong thể cát do nước mưa bổ cập, có địa hình cao thuận lợi, có địa thế thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn liền thủy sản ở các vùnh cửa sông và khai thác hải sản, thuận lợi cho các hoạt động giao lưu văn hóa làng xã. Theo cách này, ở nhiều nơi cộng đồng quần cư thành tiểu đô thị làng nghề thủy sản chuyên cung ứng các dịch vụ hậu cần, chế biến và bao tiêu sản phẩm, điển hình là Ngư Lộc, Đa Lộc (Hậu Lộc), Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn (Tĩnh Gia). Dân cư đông đúc với hình thái phân bố này là do gia tăng dân số tự nhiên một thời thaeo tập quán của người dân miền biển. Khác với kiểu phân bố này, ở những nơi có tiềm năng được đầu tư phát triển du lịch (Sầm Sơn), cảng, công nghiệp (Nghi Sơn) và đô thị hóa đi kèm, dân số gia tăng cơ học nhanh do thu hút nguồn lao động từ bên ngoài mà trong nhiều trường hợp không có hoặc rất ít lao động bản địa. Như vậy, phân bố dân cư ven biển tỉnh Thanh hóa hình thành 4 kiểu - kiểu làng xã tập trung thành dải trên giồng cát, kiểu đô thị làng nghề thủy sản, kiểu đô thị du lịch (Sầm Sơn), sắp tới là kiểu đô thị công nghiệp (Nghi Sơn).
|
.GIF)
3. Hiện trạng phát triển |
.Tổng giá trị sản phẩm của tỉnh Thanh Hóa tăng mạnh trong thời gian 2001-2011, giá trị sản phẩm năm 2011 (66 851,5 tỷ đồng theo giá thực tế) tăng 6,25 % so với năm 2001, trong đó tăng mạnh nhất là công nghiệp-xây dựng (tăng 9,40 %). Cơ cấu sản phẩm dịch chuyển mạnh, tỷ trọng nông-lâm-thủy sản giảm từ 38,5% vào năm 2001 tới 23,8 % vào năm 2011, công nghiệp-xây dựng tăng nhanh từ 27, % tới 41,8% tương ứng trong khi dịch vụ tăng rất chậm từ 33,6 % tới 34,4 %. Vốn đầu tư phát triển của tỉnh tăng mạnh, đạt tới 36 003 130 triệu đồng theo giá thực tế, tăng 5,9 lần so với năm 2005, trong đó các huyện, thị ven biển chiếm 32,76 % tổng số.
Bảng 6. Sản lượng thủy sản (tấn) của các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa năm 2011
Đơn vị |
Tổng sản lượng |
SL nuôi trồng |
SL khai thác |
Huyện Nga Sơn |
4 012 |
1 874 |
2 138 |
H. Hậu Lộc |
18 242 |
3 811 |
14 431 |
H. Hoằng Hóa |
16 773 |
3 913 |
12 860 |
Thị xã Sầm Sơn |
14 196 |
364 |
13 832 |
H. Quảng Xương |
15 733 |
3 316 |
12 417 |
H. Tĩnh Gia |
20 586 |
1 783 |
18 803 |
Tổng |
89 542 |
15 061 |
74 481 |
Tỉnh Thanh Hóa |
108 794 |
31 437 |
77 357 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2011
Hoạt động thủy sản của các huyện ven biển là ngành truyền thống, thường chiếm trên 4/5 tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Thanh Hóa. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Thanh Hoá năm 2011 đạt 108 794 tấn, trong đó các huyện, thị ven biển có 89 542 tấn, chiếm 82,3 %, riêng cá biển có 54 122 tấn.
Tỉnh Thanh Hóa có đội tầu khai thác hải sản đông đảo, vào năm 2011 có 8 636 chiếc với tổng công suất 298 169 cv, bình quân 34,5 cv/tầu, tăng 25 chiếc và 23 495 cv so với năm 2010. Trong tổng số 7 924 tầu cá đã được đăng ký, có 6 104 chiếc có công suất dưới 20 cv, chiếm 77,03 %; 497 chiếc có công suất từ 20 cv tới dưới 50 cv, chiếm 6,27 %; 483 chiếc có công suất từ 50 cv tới dưới 90 cv, chiếm 6,09 % và 840 chiếc có công suất từ 90 cv trở lên, chiếm 10,60 %.
Thanh Hóa có khoảng 8 000 ha bãi triều và 5 000 ha nước lợ có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó có 850 ha nuôi Ngao tập trung ở Nga Sơn (45 ha), hậu Lộc (405 ha), Hoằng Hóa (160 ha), Quảng xương (90 ha) và Tĩnh Gia (150 ha).
Cho tới tháng 10 năm 2010, các huyện, thị ven biển tỉnh Thanh hóa đã có tổng diện tích 3 531 ha vùng nuôi tôm Sú - tôm Chân trắng thuộc 968 hộ và 4 đơn vị, cụ thể:
- Huyện Nga Sơn có 419 ha, 216 hộ, 2 đơn vị;
- Huyện Hậu Lộc có 395 ha, 326 hộ;
- Huyện Hoằng Hóa có 1 360 ha;
- Thị xã Sầm Sơn có 122 ha, 20 hộ;
- Huyện Quảng Xương có 648 ha, 177 hộ;
- Huyện Tĩnh Gia có 587 ha, 229 họ, 2 đon vị.
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh hóa liên tục gia tăng trong những năm gần đây, đạt 20 872,1 tỷ đồng vào năm 2011, tăng 2,53 lần so với năm 2005.
Theo giá so sánh 1994, tổng giá trị sản xuất công nghiệp các huyện, thị ven biển tỉnh Thanh Hóa năm 2011 đạt 6 261 tỷ đồng, chiếm 29,99 % tổng giá trị của cả tỉnh (bảng 3), trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước của các huyện, thị ven biển đạt 2 270,4 tỷ đồng, chiếm 23,81 % giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước năm 2011 của huyện Tĩnh Gia đứng thứ hai trong toàn tỉnh sau thành phố Thanh Hóa, nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ nhất có thể do khu công nghiệp Nghi Sơn tạo nên.
Bảng 7. Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng) của các huyện, thị ven biển tỉnh Thanh Hóa năm 2011 theo giá so sánh 1994
Đơn vị |
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp |
SX công nghiệp ngoài Nhà nước |
Huyện Nga Sơn |
226,5 |
226,5 |
H. Hậu Lộc |
357,2 |
231,4 |
H. Hoằng Hóa |
612,1 |
387,5 |
Thị xã Sầm Sơn |
93,0 |
93 |
H. Quảng Xương |
275,0 |
258,9 |
H,. Tĩnh Gia |
4 697,2 |
1 073,1 |
Tổng |
6 261,0 |
2 270,4 |
Tỉnh Thanh Hóa |
20 872,1 |
9 535,1 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2011
|
.GIF)
4. Quy hoạch phát triển |
.Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ven biển tỉnh Thanh hóa trọng tâm ở huyện Tĩnh Gia. Sau khi hình thành khu sản xuất xi măng và cảng Nghi Sơn, ngày 10 tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1364/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Một năm sau, trong Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt thành lập 15 khu kinh tế ven biển Việt Nam có Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn. Trên thực tế, cum công nghiệp Nghi Sơn đã hình thành và đang hoạt động tích cực, hiện có công nghiệp xi măng, sắp tới là công nghiệp lọc hoá dầu. Bên cạnh KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh hóa còn có 4 khu công nghiệp (KCN) khác đều phân bố ở đồng bằng, cụ thể - KKT Nghi Sơn, KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương-Tây Bắc Ga, KCN Bỉm Sơn và KCN Lam Sơn.
Thanh Hóa vừa là cầu nối, vừa chịu sức hút phát triển của thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế Bắc Bộ, là điểm khởi đầu của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ hiện có 1 khu kinh tế và 4 KCN ( hình 5),
KKT Nghi Sơn được thành lập nhằm mục đích phát huy lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, và có hệ thống cảng Nghi Sơn để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực kém phát triển Nam Thanh Hóa-Bắc Nghệ An, và cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam nói chung. Tuy là một KKT, song các ngành kinh tế được ưu tiên là công nghiệp nặng và công nghiệp hóa dầu. KKT này bao gồm một khu phi thuế quan (khu thương mại tự do) và một khu thuế quan. Các khu chức năng trong khu thuế quan gồm khu cảng biển, khu đô thị nhà ở, khu vui chơi giải trí, trung tâm tài chính, trung tâm dịch vụ, trung tâm điều hành, v.v.

Hình 16. Sơ đồ phân bố các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa
KKT Nghi Sơn có diện tích quy hoạch 18 611,8 ha thuộc địa phận 12 xã của huyện Tĩnh Gia, gồm các xã Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường và Hải Bình. Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là một dự án trọng điểm hiện nay tại KKT Nghi Sơn với tổng số vốn đầu tư (giai đoạn 1) lên tới 6 tỉ Dollar Mỹ Mục tiêu xây dựng KKT Nghi Sơn là phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: Công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến xuất khẩu, v.v. gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
Khi đánh gía về tiềm năng của Nghi Sơn, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) đã khảo sát năm 1996 và nhận định “ ...Nằm ở cuối phía nam bờ biển Thanh Hoá, Nghi Sơn có tiềm năng về xây dựng một cảng biển nước sâu có độ sâu 15-18 m. Sau khi xây dựng một nhà máy xi măng lớn, một cảng chuyên dùng và tuyến kỹ thuật hạ tầng vào KCN, đồng thời với sự đầu tư tổng hợp sẽ cho phép vùng Nghi Sơn trở thành một trong các trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng bắc Trung Bộ và của cả nước, sẽ là cửa ngõ chính của tam giác kinh tế phía Bắc...”
Hình 17. Quy hoạch không gian KKT Nghi Sơn
Tính chất cơ bản cua KKT Nghi Sơn là:
- KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng, phát triển đồng bộ công nghiệp lọc-hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ôtô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu, v.v. gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn; vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.
- Khu đô thị công nghiệp-du lịch-dịch vụ quan trọng của tỉnh Thanh Hóa và vùng Nam Thanh-Bắc Nghệ; có ranh giới và quy chế hoạt động riêng.
Dự kiến dân số KKT vào khoảng 160 000 người vào năm 2015, gần gấp đôi dân số năm 2006, vào khoảng 230 000 người vào năm 2025.
Tổng diện tích quy hoạch KKT là 18.611,8 ha, trong đó, Khu vực phi thuế quan: có 550 ha, Khu vực thuế quan: có 10.498 ha và đất khác trong KKT có 7 563,8 ha bao gồm đất quân sự, đồi núi, cây xanh tự nhiên ven sông, mặt nước sông, hồ, cây lâm nghiệp.
Định hướng phát triển không gian KKT về phía đông là phát triển hệ thống cảng và dịch vụ cảng, phát huy hiệu quả khai thác hệ thống cảng Nghi Sơn (gồm cảng tổng hợp và các cảng chuyên dùng) để phục vụ phát triển KKT, vùng phụ cận và khu vực.
Định hướng phát triển không gian về phía Bắc sông Lạch Bạng phát triển đô thị tập trung tại khu vực hạ lưu sông Lạch Bạng, về 2 phía quốc lộ 1A và về phía Bắc giáp thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia; kết hợp giữa phân bố dân cư tại khu đô thị trung tâm với một số cụm dân cư ngoài khu đô thị.
Định hướng phát tiển không gian phía Nam sông Lạch Bạng - về phía Đông quốc lộ 1A, phát triển KCN, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: lọc hóa dầu, xi măng, nhiệt điện, luyện cán thép, v/.v. có nhu cầu lớn về vận chuyển đường biển; về phía Tây quốc lộ 1A, cần phát triển KCN đa ngành như: cơ khí, lắp ráp ô tô xe máy; công nghiệp giấy, bê tông thương phẩm, chế biến lương thực thực phẩm, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp sau hoá dầu.
Định hướng phát triển không gian về phía Tây - sử dụng hợp lý hệ thống đồi núi, hồ nước để phát triển các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng gắn kết với cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên.
Đối với đảo, cần phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn tự nhiên, bảo vệ tài nguyên và môi trường, đảm bảto an ninh quốc phòng.
|
.GIF)
5. Văn hóa-xã hội |
.
Giáo dục
Vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa có 6 trong tổng số 27 đơn vị hành chính cấp huyện nhưng năm 2011 có tới 598 trường học các cấp, chiếm 27,95 % tổng số trường của tỉnh (bảng 4), trong đó có 184 trường mẫu giáo, 196 trường tiểu học, 188 trường trung học cơ sở và 30 trường trung học phổ thông, với tổng số 11 396 giáo viên và 224 538 học sinh (bảng 5). Tỷ lệ học sinh phổ thông đi học đúng độ tuổi giảm dần từ bậc tiểu học tới trung học phổ thông, cụ thể tỉnh Thanh Hóa đạt 96,6 % ở bậc tiểu học, 92,3 % ở bậc trung học cơ sở, 55,9 % ở bậc trung học phổ thông, tương ứng, huyện Nga Sơn đạt 98,2 %, 94,7 % và 69,3 %, huyện Hậu Lộc đạt 96,7 %, 90,7 % và 61,9 % , huyện Hoằng Hóa đạt 98,2 %, 89,7 % và 57,7 %, thị xã Sầm Sơn đạt 98,4 %, 96,9 % và 60,5 %, huyện Quảng Xương đạt 98,1 %, 96,6 % và 75,7 %, huyện Tĩnh Gia đạt 96,5 %, 90,4 % và 54,6 %.
Bảng 8. Số trường học các cấp ở vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa năm 2011
Đơn vị |
Mẫu giáo |
Tiểu học |
Trung học cơ sở |
Trung học PT |
Huyện Nga Sơn |
27 |
29 |
27 |
4 |
H. Hậu Lộc |
27 |
30 |
28 |
5 |
H. Hoàng Hóa |
49 |
50 |
49 |
7 |
TX Sầm Sơn |
6 |
8 |
7 |
2 |
H. Q. Xuương |
41 |
42 |
42 |
7 |
H. Tĩnh Gia |
34 |
37 |
35 |
5 |
Tổng |
184 |
196 |
188 |
30 |
Tỉnh T. Hóa |
653 |
732 |
650 |
104 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2011
Bảng 9. Số giáo viên và học sinh các cấp ở vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa năm 2011
Đơn vị |
Mẫu giáo |
Tiểu học |
Trung học cơ sở |
Trung học PT |
G. viên |
H. sinh |
G. viên |
H. sinh |
G. viên |
H. sinh |
G. viên |
H. sinh |
N. Sơn |
261 |
5 956 |
430 |
10 405 |
561 |
8 782 |
256 |
5 764 |
H. Lộc |
235 |
6.493 |
496 |
12 238 |
461 |
9 351 |
254 |
6 096 |
H. Hóa |
421 |
8 852 |
955 |
15 975 |
1 092 |
12 827 |
395 |
9 662 |
S. Sơn |
97 |
2 266 |
205 |
4 962 |
164 |
2 503 |
83 |
1 683 |
Q. Xg |
427 |
9 811 |
831 |
19 423 |
925 |
14 717 |
398 |
9 924 |
T. Gia |
412 |
8 478 |
788 |
18 605 |
913 |
12 989 |
336 |
8 068 |
Tổng |
1 853 |
40 562 |
3 705 |
81 608 |
4 116 |
61 169 |
1 722 |
41 199 |
T. Hóa |
7 451 |
135 227 |
14 033 |
244 069 |
14 115 |
193 207 |
3 825 |
128 566 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2011
Y tế
Cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe khá phát triển như các tỉnh ven biển khác trong cả nước. Các huyện, thị ven biển tỉnh Thanh Hóa đều có 1-2 bệnh viện và các xã, phường đều có trạm y tế, với tổng số 9 bệnh viện (thị xã Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa và Tĩnh Gia có 2 bệnh viện) và 183 trạm y tế. Tỷ lệ số xã, phường có bác sĩ chưa cao nhưng tỷ lệ số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế khá cao, cụ thể tỉnh Thanh Hóa năm 2011 có 63,58 % số xã, phường có bác sĩ và 80,7 % số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, tương ứng, huyện Nga Sơn là 48, 15 % và 81,5 %, huyện Hậu Lộc là 66,67 % và 85.2 %, huyện Hoằng Hóa là 79,59 % và 77,6 %, thị xã Sầm Sơn là 40,0 % và 100 %, uyện Quảng Xương là 78,05 % và 65,9 %, huyện Tĩnh Gia là 85,29 % và 85,3 %.
Truyền tin
100 % số xã, phường, thị trấn các huyện, thị ven biển tỉnh Thanh Hõa có trạm tryền thanh, được phủ sóng phát thanh và sóng truyền hình. |
. |
|
|