Các lớp thông tin GIS
Nội hàm của lớp thông tin GIS
Thông tin về dữ liệu (metadata)
Hệ thống bản đồ chuyên đề

CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS


1. Các lớp thông tin GIS
    

Các lớp thông tin GIS trong hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển Thanh Hóa được cấu trúc dạng cành cây. Đó là được chi ra thành các mảng chuyên đề gồm: mảng nền, mảng ảnh vệ tinh, mảng điều kiện tự nhiên, mảng khảo sát thực địa, mảng tài nguyên, mảng môi trường, mảng kinh tế - xã hội và mảng tai biến môi trường. Trong các mảng lại chia ra thành các phụ mảng ví dụ mảng tài nguyên có 2 phụ mảng là các hệ sinh thái và khoáng sản. Trong các phụ mảng là các lớp thông tin GIS. Đây là kiểu cấu trúc lớp thông tin GIS phổ biến và khoa học nhất hiện nay, nó giúp cho người sử dụng dễ dàng thao tác, cập nhật, xử lý dữ liệu.


2. Nội hàm của lớp thông tin GIS

Thông tin không gian (space)

Các lớp thông tin GIS trong hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển Thanh Hóa được xây dựng ở tỷ lệ 1: 50.000, lưới chiếu VN 2000. Với tỷ lệ và lưới chiếu này, các lớp thông tin GIS rất hữu ích cho việc quản lý tài nguyên và môi trường vùng bờ biển ở cấp tỉnh.

Thông tin thuộc tính (attributes)


Thuộc tính của các đối tượng trong lớp thông tin được biểu diễn dưới dạng biển bảng với các trường là tọa độ, chu vi, diện tích, chỉ số thứ tự và chú giải. Bảng thuộc tính gắn liền với dữ liệu không gian. Người sử dụng có thể lập biểu đồ, đồ thị, tính toán số liệu thuộc tính rất dễ ràng (hình 1).

Hình 1. Các lớp thông tin GIS trong hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển Thanh Hóa



3. Thông tin về dữ liệu (metadata)

Do hiện nay chưa có qui định về mẫu thông tin dữ liệu cụa thể của các cơ quan chức năng Việt Nam, sau khi tổng hợp và phân tích nhiều mẫu thông tin về dữ liệu của các nước đã đưa ra những thông tin cơ bản sau: tên lớp thông tin, tỷ lệ, lưới chiếu, phương pháp xây dựng, dữ liệu sử dụng để xây dựng, ngày hoàn thành, người xây dựng, người biên tập, nơi lưu chữ, liên hệ chia sẻ dữ liệu. Các thông tin này được lập thành biểu bảng và được xây dựng như một công cụ xem thông tin về dữ liệu trong hệ thông cơ sở dữ liệu.



Hình
2. Hiển thị không gian lớp thông tin rừng mưa nhiệt đới trong hệ thống cơ sở dữ liệu trong tài nguyên và môi trường biển Thanh Hóa


Hình 3. Thuộc tính của lớp thông tin rừng mưa nhiệt đới trong trong hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển Thanh Hóa


4. Hệ thống bản đồ chuyên đề

            Các bản đồ chuyên đề trong hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển Thanh Hóa được xây dựng theo đúng các qui phạm, qui định của nhà nước. Phương pháp xây dựng hiện đại, rễ thao tác và quản lý và lưu chữ trong  môi trường GIS phù hợp với trình độ công nghệ thông tin hiện nay. Các số liệu đầu vào để xử lý xây dựng các bản đồ chuyên đề từ các tài liệu, báo cáo, kết quả của các đề tài dự án đã thực hiện ở khu vực ven bờ Thanh Hóa, các số liệu điều tra khảo sát mới nhất theo 2 mùa, các thông tin được tách triết từ dữ liệu viễn thám. Có thể nói các số liệu đầu vào đảm bảo độ tin cậy khi xây dựng các bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1; 50.000, đáp ứng độ chính xác khi sử dụng để quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường vùng bờ biển Thanh Hóa.


Hình 4. Bản đồ sử dụng đất năm 2010 của huyện Hậu Lộc trong trong hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển Thanh Hóa.

Các bản đồ xác định các loại đất bị ngập do mực nước biển dâng theo kịch bản của Bộ Tài nguyên Môi trường cho huyện Hậu Lộc được xây dựng sử dụng thuật toán chồng lớp trong phân tích GIS giữa lớp thông tin sử dụng đất với mô hình số độ cao (DEM).

Riêng các bản đồ về phân bố một số các thông số chất lượng môi trường nước như Asen, đồng... được thực hiện theo phương pháp phân tích và nội suy trong các hàm toán học của GIS. Kết quả nội suy đã được kiểm tra và đánh giá đảm bảo độ tin cậy của bản đồ. Còn bản đồ phân bố thông số ô nhiễm khác trong môi trường nước, trầm tích và không khí được thể hiện dưới dạng các điểm gán với giá trị kết quả phân tích mẫu.

Hình 5. Bản đồ phân bố hàm lượng Asen trong môi trường nước tầng đáy mùa khô năm 2012 của hệ thống Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển Thanh Hóa